loi, bai, hat, lời bài hát

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Phụ nữ mang thai tháng thứ 2

Bạn đã biết nên làm gì ở tháng thứ 2 mang thai chưa? Các chuyên gia sẽ cho bạn những loài khuyên để có thể chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất có thể.

Cho đến lúc này, phôi thai đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi) chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh này sẽ trãi phẳng ra và hình thành nên phần não trước của thai nhi.

Bạn đã biết nên làm gì ở tháng thứ 2 mang thai chưa?

Ở mang thai tháng thứ 2, Ở tuần lễ thứ sáu, ống thần kinh chạy dọc theo lưng bé sẽ được đóng kín. Thêm vào đó, sẽ có một sự phát triển đáng kể về kích thước của não bộ. Các túi mắt, sau này sẽ phát triển thành mắt, đã bắt đầu phát triển trên bề mặt của đầu bé ở tuần tuổi thai này, và hình thành một đường nhỏ dẫn đến tai trong của thai nhi. Từ tuần thứ 7 có thể phân biệt được đầu, chân, tay, thậm chí là ngón chân, ngón tay của bé. Ở những ngày cuối tháng thứ 2, não của thai nhi phát triển nhanh chóng; mắt, mũi, miệng đã hình thành và thai nhi bắt đầu có sự khác biệt vì phôi thai đã thành hình người.

Từ tuần thứ 8 trở đi, hệ xương của bé cứng dần, móng tay và móng chân bắt đầu được hình thành; bé bắt đầu có bộ mặt, đầu, mắt, mũi… Ở tuần này, da bé vẫn còn mỏng manh, có thể nhìn thấy được cả những mạch máu và tim qua lớp da. Cơ quan sinh dục của thai nhi đã phát triển, có thể phân biệt được giới tính. Dây rốn dần dần dài và thai nhi vận động tự do trong nước ối. Thai nhi không ngừng tăng trưởng nên tử cung của người mẹ dần dần to lên, nhưng nhìn bên ngoài người ta vẫn chưa nhận ra rõ sự thay đổi này.

Thời gian này, cơ thể của phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi như: mất kinh, ói mữa, mệt mỏi, cộng thêm việc quần áo bỗng trở nên chật chội do tử cung ngày càng phát triển lớn làm cho Bạn bỗng nhiên nghĩ đến việc có thai. Lúc này, bạn nên đi siêu âm, khám thai và chuẩn bị tâm lý làm mẹ.
Đây cũng là khoảng thời gian dễ bị sảy thai nhất, vì vậy thời kỳ này thai phụ cần hết sức thận trọng và chú ý đến các vấn đề về dưỡng thai. Phụ nữ mang thai nên đi khám bác sỹ định kỳ để có thể phát hiện ra những biến đổi của nhi.

Phụ nữ mang thai nên đi khám bác sỹ định kỳ để có thể phát hiện ra những biến đổi của nhi.

Phòng chống sảy thai
Ở giai đoạn này rất dễ bị sảy thai, vì vậy thai phụ cần chú ý tránh:
• Các hoạt động phải cúi nhiều.
• Hạn chế đi xa bằng tàu, xe…
• Không nên đứng quá lâu khi làm việc.
• Kiêng quan hệ tình dục để đề phòng bị sảy thai.
• Người chồng nên san sẻ bớt công việc để vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phụ nữ mang thai nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…Lựa chọn thức ăn có dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ.

Phụ nữ mang thai nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá.

Nếu thai phụ luôn có cảm giác buồn nôn thì vẫn nên cố gắng ăn, đừng vì sợ nôn mà bỏ ăn, khiến thai nhi sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn làm nhiều bữa, ăn nhiều hoa quả, uống ít nước trước khi ăn cơm, có thể uống thêm một lượng lớn nước hoa quả và sữa bột…

Vui lòng đón đọc thêm các bài viết tiếp theo về mang thai tại các chuyên mục nội dung để biết thêm thông tin.

Nguồn : Tổng hợp bởi Maternity Spa - Các vấn đề riêng về sức khỏe thai kỳ và mẹ bầu, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

2 nhận xét: